Hồi 10 giờ ngày 23/9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có vị trí tâm cách bờ biển Phú Yên khoảng 230km, cách bờ biển Bình Định khoảng 210km. Dự báo, trong vòng 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, khả năng mạnh lên thành bão. ?⛈
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia: Từ hôm nay đến ngày 24/9, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Từ ngày 24-25/9 ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
⚠ ⚠ ⚠ Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: CẤP 3.
Để chủ động ứng phó, người dân cần lưu ý những việc nên làm trước khi có bão như sau:
1. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão
2. Giữ liên lạc giữa tàu, thuyền và đất liền: đưa tàu, thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn.
3. Bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
4. Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
5. Xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn hoặc vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.
6. Đề phòng mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất trước, trong và sau bão.
7. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
8. Tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế).
9. Chấp hành sự chỉ đạo của cán bộ, chính quyền địa phương.
Hướng dẫn kỹ năng an toàn trước khi bão đổ bộ.
Hướng dẫn kỹ năng an toàn trong khi bão đổ bộ.
Hướng dẫn kỹ năng an toàn sau bão.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.